Tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan phải điều trị như thế nào?

Chào mừng bạn đến với cơ sở chuyên cung cấp hoá chất cho thuỷ sản.

Tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan phải điều trị như thế nào?
06/04/2024 09:42 AM 16 Lượt xem

    Triệu chứng tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan

    Bệnh gan trên tôm thẻ chân trắng có nhiều loại, tương ứng với từng bệnh, triệu chứng cũng sẽ khác nhau. Trong đó, có thể kể đến 3 bệnh phổ biến gồm: tôm bị teo gan; bệnh suy gan, vàng gan; bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Dưới đây là triệu chứng của từng loại bệnh.

    Bệnh teo gan

    Lúc này, bà con quan sát gan tôm sẽ thấy có dấu hiệu teo. Mặc dù nhìn thì gan vẫn nguyên vẹn nhưng khi lăn bằng ngón trỏ và ngón cái thì gan chai sạn hoặc dai như cao su. Khi tôm chết vì bệnh teo gan ruột thường rỗng, gan vẫn nguyên vẹn nhưng đen.

    Bệnh suy gan, vàng gan, nhũn gan

    Với bệnh này khi quan sát bà con sẽ thấy gan tôm có màu vàng nhạt, nhão, dễ vỡ. Khi tách gan tôm ra khỏi đầu tôm, gan sẽ bị vỡ, dịch chảy ra ngoài và không còn nguyên khối.

    Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính

    Đây là bệnh gan nằm trong top nguy hiểm, được xác định do vi khuẩn có độc lực cao gây ra. Lúc này, bà con quan sát gan tụy tôm sẽ teo tóp, màu nhạt dần và trắng, ruột rỗng, đứt khúc, vỏ mềm, tỷ lệ chết cao.

    Bệnh gan ở tôm thẻ chân trắng có thể mắc ở mọi độ tuổi, song thường gặp nhất vẫn là giai đoạn từ 10-45 ngày sau khi thả giống. Cách đơn giản nhất để nhận diện là bà con quan sát gan tôm sẽ thấy có sự chuyển biến về màu sắc. Dựa vào màu sắc gan tôm có thể hình dung cơ bản nguyên nhân, tình trạng bệnh, chẳng hạn như:

    • Gan tôm chuyển sang màu vàng, đen hoặc trắng khả năng cao là do ngộ độc Nitơ amoniac, muối phụ, sunfua…
    • Gan tôm chuyển sang màu đỏ, sưng tấy và teo, khả năng cao là do nhiễm khuẩn.
    • Gan tôm chuyển sang màu đỏ và sưng tấy: Do các vấn đề về trao đổi chất hoặc căng thẳng do thức ăn giàu protein.

    Cách trị bệnh gan trên tôm thẻ chân trắng

    Hầu hết các bệnh gan trên tôm thẻ chân trắng nghiêm trọng đều bắt nguồn từ vi khuẩn, chẳng hạn như bệnh gan tụy cấp tính do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Lúc này, bà con cần tiến hành các bước sau:

    Kiểm tra và cải thiện môi trường ao nuôi

    Phần nhiều bệnh hoại tử gan cấp tính do ảnh hưởng từ việc quản lý và kiểm soát môi trường ao nuôi bị ô nhiễm. Thường tôm sẽ chết sớm khi vi khuẩn phát triển trong điều kiện ao nuôi xấu từ 6-10 ngày thả nuôi trong ao. Do đó bà con cần kiểm tra ao có đáp ứng tốt các yêu cầu về lượng oxy hòa tan, màu nước,…Từ đó tiến hành cải tạo môi trường ao nuôi như sử dụng BKC 80% pha loãng gấp 50 lần tạt ao, tiến hành khử trùng bể và dụng cụ, thay nước, diệt khuẩn ao có tôm bệnh,…

    Cân nhắc sử dụng kháng sinh

    Bà con có thể sử dụng một số thuốc kháng sinh được phép sử dụng trong thủy sản  giúp trị bệnh gan trên tôm khi không còn cách nào khác để kiểm soát. Ví dụ như để điều trị bệnh do vi-rút Vibrio bà con có thể tham khảo Oxytetracycline với liều 5 gam cho 1kg thức ăn, trị bệnh trong 15 ngày liên tục và liều 1.5 gram/ kg để phòng ngừa.

    Sử dụng chế phẩm vi sinh

    Bước này cực kỳ quan trọng để phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột cho tôm. Bà con có thể tham khảo sản phẩm men tiêu hóa Microbe-Lift DFM với liều dùng 1gr/ 1 kg thức ăn sẽ cho hiệu quả cực kì tốt sau 2 đến 3 ngày sử dụng. Men vi sinh có tác dụng bảo vệ đường ruột lâu dài, hạn chế tác động của các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, giảm thiểu bệnh phân trắng.

    Làm sao để gan tôm luôn khỏe?

    Gan tụy là cơ quan chính của tôm với nhiều chức năng quan trọng như tiêu hóa, hấp thụ, lưu trữ các chất dinh dưỡng, giải độc, chống stress cho tôm khi gặp điều kiện bất lợi,…

    Dưới tác động của nhiều yếu tố khiến môi trường ao nuôi không được đảm bảo, vấn đề quản lý thức ăn không tốt, môi trường sống tiềm ẩn nhiều mầm bệnh, khiến bệnh gan trên tôm ngày càng trở nên phổ biến. Do đó để gan tụy của tôm luôn khỏe, bà con cần chủ động kiểm soát các yếu tố trên, cụ thể gồm:

    • Chú ý đến chất lượng nước ao nuôi phải được đảm bảo, kiểm soát các thông số pH, nồng độ oxy hòa tan, chỉ số khí độc,…
    • Tránh nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột.
    • Thức ăn cho tôm cần đảm bảo chất lượng dinh dưỡng đầy đủ, sử dụng lượng phù hợp, không nên cho ăn quá nhiều.
    • Kết hợp sử dụng men vi sinh giúp chất lượng ao nuôi được đảm bảo, kiểm soát khí độc, men vi sinh có lợi khuẩn giúp tôm tiêu hóa tốt, ngừa bệnh đường ruột,…

    Bệnh gan trên tôm thẻ chân trắng khá phổ biến, mức độ nguy hiểm cao. Do đó cách tốt nhất là bà con nên chủ động phòng ngừa trước vụ nuôi. Bà con có thể liên hệ với MON CHEMICAL qua Hotline 0902 872 638, đội ngũ kỹ sư của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và cam kết đồng hành cùng bà con trong suốt mùa vụ.

    Zalo
    Hotline